Nổi mề đay là gì ? 11 cách chữa mề đay từ dân gian

0
2353
bệnh nổi mề đay

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà nổi mề đay còn gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của rất nhiều người khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nổi mề đay còn ảnh hưởng mặc thẩm mỹ cho nhiều người. Vậy làm sao để trị dứt điểm bệnh mề đay mà không cần đến sự can thiệp sâu của y khoa. Hãy tham khảo ngay các cách chữa mề đay từ dân gian trong bài viết dưới đây của TOP 5 Reviews nhé.

1. Nổi mề đay là gì ?

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Căn bệnh này phổ biến, dễ nhận biết và không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Nổi mề đay là gì

Dựa theo tiến triển, bệnh chia thành 2 dạng: mề đay cấp (kéo dài trong 24 giờ hoặc dưới 6 tuần) và mề đay mãn tính (kéo dài trên 6 tuần).

Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào biểu hiện bệnh, số lượng, cách tiếp xúc với dị nguyên và mức độ mẫn cảm của cơ thể. Ở mức độ nhẹ, dị ứng, nổi mề đay có thể tự khỏi. Ngược lại, đối với trường hợp mãn tính cần can thiệp điều trị chuyên khoa.

2. Nổi mề đay có nguy hiểm không ?

Mề đay tái phát nhiều lần khiến bệnh nhân khó chịu, ngứa ngáy. Bệnh được đánh giá là có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân cũng như thể cấp tính hay mạn tính.

Ở thể nhẹ, bệnh mề đay gây ra những vết mẩn ngứa khiến người bệnh phải gãi không ngừng, gây ra trầy xước, có thể để lại thâm sẹo hoặc nhiễm trùng.

Ở thể nặng hơn, bệnh mề đay có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng do những biến chứng chàm mạn tính, sưng mạch khí quản, nghẹt thở, khó thở do sưng mạch họng.

Nổi mề đay có nguy hiểm không

Mề đay nổi trong đường tiêu hóa có thể gây ra những cơn đau thắt bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Mề đay ở não có thể gây ra tình trạng phù nề não, cực kì nguy hiểm.

3. 11 cách chữa nổi mề đay tại nhà bằng thuốc nam

Mẹo chữa mề đay tại nhà rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể áp dụng. Cùng tìm hiểu chi tiết 11 cách trị nổi mề đay tại nhà bằng thuốc nam dưới đây nhé:

3.1 Chữa mề đay bằng lá tía tô

Cả Đông y và Tây y đều công nhận tác dụng tốt của việc chữa mề đay bằng lá tía tô. Theo các thầy thuốc dân gian, lá tía tô có tính ấm có thể chữa được nhiều bệnh ngoài da cũng như các bệnh phong hàn. Còn các nhà khoa học tìm thấy trong lá tía tô có các thành phần như: limonen, perillaldehyd, hydrocumin, nhiều vitamin cùng các khoáng chất có thể giúp điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh nổi mề đay.

Chữa mề đay bằng lá tía tô

Bạn có thể dùng lá tía tô như một loại nước uống theo sự hướng dẫn sau:

– Chuẩn bị: 100g lá tía tô tươi cùng 500ml nước

– Tía tô rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn.

– Cho phần tía tô đã xay vào nồi rồi đổ phần nước đã chuẩn bị vào rồi đun sôi khoảng 5 phút.

– Đợi nước nguội bớt rồi lọc bỏ bã, chắt lấy nước để uống.

– Ngoài ra dùng lá tía tô để đắp hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh cũng có tác dụng tương tự.

3.2 Chữa mề đay bằng lá kinh giới

Kinh giới còn được gọi là kinh giới rìa, kinh giới trồng, là loại cây trồng rất phổ biến. Cây kinh giới được biết đến là một loại rau thơm và là một cây thuốc, thảo dược thuộc nhóm Hoa môi.

Trong Đông y, vị thuốc kinh giới có tính cay, vị ấm, có khả năng giải độc, sát khuẩn, kháng viêm cao. Cây được dùng trong điều trị rất nhiều bệnh: Đầy bụng, khó tiêu, mẩn ngứa, mề đay, chàm,…

Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy, kinh giới có chứa hoạt chất menthol racemic, d-menthol, d-limonen… có khả năng khử trùng tự nhiên từ bên trong.

Với các thành phần có lợi như trên, lá kinh giới được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh mề đay. Đây là phương pháp vừa an toàn lại vừa có chi phí rất rẻ.

Chữa mề đay bằng lá kinh giới

Dưới đây là cách chữa mề đay bằng cách chườm nóng lá kinh giới lên vùng da nổi mề đay:

Cách chườm nóng bằng lá kinh giới thích hợp hơn với tình trạng nổi mề đay do dị ứng khi thời tiết lạnh. 

  • Lấy phần ngọn kinh giới (tốt nhất là phần ngọn có hoa), đem rửa sạch, để ráo nước
  • Cho vào chảo sao nóng đến khi lá kinh giới se lại
  • Cho kinh giới vừa sao vào mảnh vải mỏng, sạch rồi chườm lên vùng da nổi mề đay
  • Áp dụng 1-2 lần/ ngày và chườm thường xuyên cho đến khi hết mẩn ngứa.

Với cách này, tinh chất của lá kinh giới tiếp xúc trực tiếp với da và làm giảm nhanh các mẩn đỏ cũng như tình trạng ngứa rát.

Lưu ý: Khi bị nguội, có thể sao lại cho nóng rồi tiếp tục chườm.

3.3 Chữa mề đay bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không trị mề đay là mẹo chữa được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Hiện nay, mẹo chữa này vẫn được áp dụng khá phổ biến vì có độ an toàn cao, nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp và phù hợp với nhiều đối tượng.

Theo y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hơi hắc, tính ấm, tác dụng chống ngứa, hành khí, tán hàn, chỉ thống và khu phong. Chính vì vậy, nhân dân thường sử dụng thảo dược này để giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng nổi sần và viêm đỏ của chứng mề đay do lạnh (nhiễm phong hàn).

Chữa mề đay bằng lá trầu không

Nhân dân thường sử dụng lá trầu không để nấu nước tắm, chườm đắp,… lên vùng da bị ngứa ngáy và nổi mẩn. Hoặc cũng có thể kết hợp với một số thảo dược có tác dụng tiêu viêm và giảm ngứa khác để tăng hiệu quả. Sau đây là cách chữa bệnh mề đay bằng cách tắm lá trầu không. 

  • Chuẩn bị 1 nắm trầu không tươi
  • Đem ngâm nước muối pha loãng rồi rửa sạch và để ráo nước
  • Vò xát lá trầu không rồi cho vào nồi
  • Đun sôi với 2 lít nước
  • Sau đó đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát và cho vào 1 ít muối biển
  • Dùng nước tắm hàng ngày để giảm ngứa ngáy và viêm đỏ

Với những trường hợp mề đay mẩn ngứa nhẹ, tổn thương da có thể biến mất hoàn toàn chỉ sau 3 – 5 ngày áp dụng mẹo chữa này. Tuy nhiên nếu da bị ngứa ngáy nhiều, nên sử dụng với thuốc kháng histamine H1 để rút ngắn thời gian điều trị.

3.4 Chữa mề đay bằng lá khế

Một trong những cách dùng lá khế chữa mề đay được nhiều người áp dụng nhất hiện nay đó chính là nấu nước lá để tắm. Mẹo chữa trị này có thể áp dụng được cho mọi đối tượng từ trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, người bị nổi mề đay diện rộng hoặc do rối loạn nội tiết tố. 

Chữa mề đay bằng lá khế

Cách nấu nước lá khế để tắm vô cùng đơn giản: 

  • Hãy chuẩn bị 200g lá khế tươi, có thể sử dụng cả cành non để nấu. 
  • Làm sạch dược liệu sau đó ngâm vào nước muối 15 phút để sát khuẩn. 
  • Cho vào nồi 2 lít nước lọc cùng dược liệu đã chuẩn bị, nấu sôi trong khoảng 3 đến 5 phút thì dừng. 
  • Lọc phần dược liệu đã nấu, dùng nước để tắm là được. 
  • Mỗi ngày thực hiện một lần, kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần các triệu chứng sẽ giảm nhanh trông thấy. 

Nếu bị nổi mề đay do phong hàn, người bệnh cần chú ý tắm ở nơi kín gió, tránh tắm lâu và giữ nước ở nhiệt độ ấm khi tắm. 

3.5 Chữa mề đay bằng gừng

Theo ghi chép từ y học cổ truyền, gừng (sinh khương) có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng phát biểu (kích thích ra mồ hôi), trấn thống (ức chế cơn đau), khu phong tán hàn (giải phóng khí lạnh ra khỏi cơ thể) và chống ngứa. Chính vì vậy ngoài tác dụng kích thích vị giác, thảo dược này còn được dùng để điều trị các bệnh da liễu thường gặp như nổi mề đay mẩn ngứa.

Ngoài ra các nhà khoa học cũng nhận thấy, các hoạt chất như Zingerol và Gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm đối với da và niêm mạc. Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật trong gừng còn giúp sát trùng và giảm ngứa tại chỗ.

Do đó, nấu nước tắm từ củ gừng sẽ thích hợp với các trường hợp nổi mề đay toàn thân do lạnh hoặc dị ứng thực phẩm có tính hàn. Mẹo chữa này có tác dụng sát trùng da, hỗ trợ làm giảm mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Chữa mề đay bằng gừng

Bên cạnh đó, gừng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phục hồi các mô da tổn thương, ngăn ngừa viêm nhiễm và thâm sạm tại vùng da cần điều trị.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đun sôi 2 – 3 lít nước
  • Sau đó cho vào 3 củ gừng đã thái lát và đun thêm 2 phút
  • Có thể phối hợp với một số thảo dược có tác dụng giảm ngứa khác như lá khế, cây sài đất, lá đinh lăng,…
  • Đổ nước ra thau và hòa thêm 1 ít nước lạnh
  • Dùng nước tắm để làm sạch cơ thể và giảm các triệu chứng do mề đay gây ra

3.6 Chữa mề đay bằng mướp đắng

Mướp đắng còn được gọi là khổ qua, thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống. Do có tính mát và tác dụng thanh tâm, minh mục, chỉ khát, trừ độc,… thảo dược này còn được nhân dân tận dụng để chữa bệnh sỏi thận, đau mắt đỏ, viêm đường tiểu, tiểu đường và sốt cao.

Ngoài ra, mướp đắng còn được dùng để chữa các bệnh da liễu thường gặp như chàm, viêm da cơ địa, mụn trứng cá và mề đay mẩn ngứa. Mẹo chữa mề đay bằng mướp đắng là biện pháp điều trị theo kinh nghiệm dân gian. Mặc dù vậy cách chữa này vẫn được lưu truyền và áp dụng khá rộng rãi.

Chữa mề đay bằng mướp đắng

Theo kinh nghiệm dân gian, để chữa mề đay bằng mướp đắng, có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp các thảo dược khác như nha đam, mật ong,..  Dưới đây là cách chữa mề đay bằng cách giã mướp đắng và đắp lên da khi nổi mề đay ở vùng nhỏ. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị ½ quả mướp đắng tươi
  • Đem rửa sạch, cạo bỏ ruột và cắt nhỏ
  • Sau đó giã nát và chắt bỏ bớt nước
  • Đắp bã khổ qua lên da trong 15 – 20 phút và rửa lại với nước sạch

3.7 Chữa nổi mề đay bằng lá trà xanh

Trà xanh là một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe, chè xanh có chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi như tanin, flavonoid, tinh dầu và acid đi cùng tinh dầu, vitamin, nguyên tố vi lượng (đặc biệt là kali và fluor).

Theo y học cổ truyền, trà xanh có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu thực, tiêu mụn nhọt, đẹp da, làm minh mẫn đầu óc,….

Chữa nổi mề đay bằng lá trà xanh

Dưới đây là các cách chữa mề đay bằng lá trà xanh:

Tắm lá chè xanh

Đầu tiên là hái hoặc mua khoảng 20g lá chè xanh tươi (lá non càng tốt), đem rửa sạch rồi nấu với 3 lít nước cho sôi, dùng nước này pha ấm để tắm mỗi ngày, vài ngày sau sẽ khỏi bệnh.

Uống nước lá chè xanh

Chữa mề đay bằng lá chè xanh đơn giản mà hiệu quả không thể bỏ qua cách uống chè xanh được. Đây là cách trực tiếp hấp thu các chất có lợi của chè xanh vào trong cơ thể, giúp thanh trừ độc tố từ bên trong.

Mỗi ngày, nấu 1 nắm lá chè xanh với 300ml nước, pha thêm 1 muỗng mật ong để uống sau bữa ăn sáng 30 phút, vài ngày sau mề đay sẽ lặn không để lại sẹo.

Xông hơi lá chè xanh

Dùng 1 nắm lá chè xanh, 1 ít lá bưởi, 2 củ sả. Rửa sạch rồi nấu với 3 lít nước cho sôi, trùm kín chăn rồi xông hơi 10 phút cho thoát mồ hôi, sau 30 phút thì mới đi tắm lại. Xông hơi mỗi ngày 1 lần sẽ rất nhanh khỏi bệnh mề đay.

3.8 Chữa mề đay bằng lá hẹ

Theo nghiên cứu Tây y, trong 1 kg lá hẹ có chứa tới 5 – 10g đạm; 5 – 30g đường, 20 mg vitamin A; 89g vitamin C; 212 mg P; 263 mg Ca và rất nhiều chất xơ… Các chất này có công dụng chữa bệnh mỡ máu, bảo vệ tuyến tụy, thanh lọc máu, chữa đau xương khớp, bảo vệ da,… Ngoài ra, lá hẹ còn chứa chất odorin, allcin, sulfit là những kháng sinh tự nhiên chống tụ cầu và nhiều vi khuẩn khác.

Chữa mề đay bằng lá hẹ

Có rất nhiều cách trị mề đay bằng lá hẹ, người bệnh có thể tắm, uống nước hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác. Trong đó uống nước lá hẹ cũng là cách đem lại nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh mề đay.

Uống nước lá hẹ có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc trong cơ thể từ đó giảm các triệu chứng nổi mề đay khó chịu nhanh chóng, hiệu quả.

Nguyên liệu: 100g lá hẹ tươi + Đường phèn (tùy khẩu vị)

Cách làm:

  • Lá hẹ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, để ráo nước
  • Cho lá hẹ đun cùng 500ml nước, đun sôi thì để lửa nhỏ đun thêm khoảng 20 phút
  • Cho thêm đường phèn vào và uống khi nước còn ấm

Bạn có thể cho thêm đường phèn vào uống cùng hoặc không tùy theo khẩu vị cá nhân. Để giữ được dược tính tốt nhất, khi uống bạn không nên cho thêm đường phèn.

Lưu ý: Chữa mề đay bằng cách uống nước lá hẹ không nên sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

3.9 Chữa nổi mề đay bằng cây lô hội (nha đam)

Từ lâu, nha đam đã trở thành thứ “vàng mười” đối với sức khỏe và sắc đẹp của nữ giới. Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng lớn các thành phần glycoprotein, acid folic, acid cinnamic và vitamin, lô hội còn có tác dụng kháng viêm, kích thích cơ thể thải độc và se khít lỗ chân lông. Vì vậy mà dân gian luôn xem nha đam là cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả, an toàn.

Chữa nổi mề đay bằng cây lô hội (nha đam)

Chuẩn bị: 1 lá nha đam to, còn tươi nguyên.

Cách thực hiện:

  • Cắt lá nha đam thành nhiều miếng nhỏ, lột bỏ vỏ.
  • Lấy phần nhựa của lô hội bôi trực tiếp lên vùng da bị mề đay.
  • Để mẹo chữa nổi mề đay từ nha đam phát huy hiệu quả, người bệnh nên kết hợp massage nhẹ nhàng để tinh chất dễ dàng thẩm thấu vào da, loại bỏ nguyên nhân gây ngứa ngáy.

3.10 Chữa mề đay bằng đu đủ nấu giấm

Chữa mề đay bằng đu đủ nấu giấm

Trong đu đủ chứa Vitamin A, C có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi kết hợp với giấm sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh. Cách làm như sau:

Nguyên liệu:

– 100g đu đủ già

– 100ml giấm gạo và 6g gừng

Cách làm:

Cho đu đủ cùng với gừng và giấm vào chung một nồi rồi đun với lửa nhỏ. Đun cho đến khi hỗn hợp này cạn dần là được. Cuối cùng, đắp hỗn hợp thu được lên vùng da bị nổi mề đay, nên dùng vào sáng sớm và chiều tối để giảm các cơn ngứa của mề đay gây ra.

3.11 Chữa nổi mề đay bằng nước rau má

Bên cạnh các cách trị nổi mề đay tại nhà kể trên, rau má cũng được xem là “thần dược” dành cho người bệnh. Sở dĩ như vậy là vì loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng ẩm và đào thải độc tố cực hiệu quả. Từ đó, giúp xoa dịu triệu chứng của mề đay, nhanh chóng trả lại làn da khỏe mạnh.

Chữa nổi mề đay bằng nước rau má

Chuẩn bị: 1 nắm rau má.

Cách thực hiện:

  • Rau má nhặt bỏ rễ, phần lá hỏng rồi rửa sạch.
  • Cho ra má và máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ bã. Phần nước cốt thu được pha với chút nước lọc và đường uống hết trong một lần.
  • Ngoài cách chữa mề đay bằng nước ép rau má, người bệnh có thể chế biến loại rau này thành các món ăn để thanh nhiệt. Đây được xem là cách dùng “chống ngán” mà vẫn đem lại hiệu quả trị mề đay cao.

4. Những lưu ý khi chữa nổi mề đay

Nổi mề đay tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Nhưng nó có thể gây nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe, cũng như sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Bên cạnh đó, mề đay nổi ở những vị trí dễ thấy như mặt, cổ, trước ngực,… cũng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Để thoát khỏi tình trạng này, bệnh nhân cần tuân theo những hướng dẫn kiêng kỵ cần thiết dưới đây:

4.1 Tránh gãi

Triệu chứng điển hình của nổi mề đay chính là tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Khi bị ngứa, phản ứng bản năng của người bệnh chính là gãi. Nhưng việc gãi hoàn toàn không làm cơn ngứa dịu đi. Ngược lại càng gây ngứa ngáy khó chịu hơn. Ngoài ra, nếu bệnh nhân gãi nhiều thì có thể làm trầy xước da. Khiến làn da dễ nhiễm khuẩn, khiến các vết mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần kiêng gãi khi bị sẩn ngứa, nổi mề đay.

Những lưu ý khi chữa nổi mề đay

4.2 Không nên sử dụng hóa mỹ phẩm

Mỹ phẩm có thể là một tác nhân gây dị ứng, nổi mề đay khi cơ thể phản ứng với các thành phần có trong nó. Thậm chí, ở những người có làn da nhạy cảm, việc tiếp xúc với hóa mỹ phẩm có thành phần dịu nhẹ cũng có thể bị dị ứng. Do đó, khi có triệu chứng nổi mề đay, bệnh nhân nên tránh sử dụng hóa mỹ phẩm cho tới khi tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này.

4.3 Không sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá,… có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu người bị nổi mề đay vẫn tiếp tục sử dụng các chất kích thích này thì việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn, lâu khỏi hơn.

4.4 Tránh gió

Mề đay có kiêng gió không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Theo đó, nhiễm phong (gió) là một trong số những nguyên nhân gây nổi mề đay. Khi bị nhiễm phong, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với môi trường. Lúc này sẽ sản sinh ra chất có thể gây dị ứng, sẩn ngứa.

Bên cạnh đó, khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương. Dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài. Nếu muốn ra ngoài, người bệnh cần che chắn làn da cẩn thận. Tránh để làn da tiếp xúc với gió và ánh nắng mặt trời.

Những lưu ý khi chữa nổi mề đay

4.5 Cẩn thận khi tắm

Khi cơ thể đang nổi mề đay, làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên khi tắm người bệnh cần lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Tắm bằng nước ấm: Khi bị nổi mề đay, bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm có nhiệt độ thích hợp. Không tắm nước quá nóng hay quá lạnh để tránh gây kích ứng da. Tắm nước nóng, da sẽ mất độ ẩm và độ pH tự nhiên, bị khô, tăng cảm giác ngứa ngáy và xót da như đang bỏng. Còn tắm nước lạnh có thể khiến bệnh nhân sốc nhiệt, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Không chà xát quá mạnh: Người bệnh nổi mề đay khi tắm nên tránh chà xát quá mạnh. Tránh làm da bị tổn thương nặng hơn, giảm nguy cơ trầy xước, nhiễm trùng hoặc để lại sẹo trên da.
  • Không tắm quá lâu: Người bệnh nổi mề đay chỉ nên tắm 1 lần/ngày. Mỗi lần tắm không quá 10 phút. Nguyên nhân vì việc tắm quá lâu khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên. Da sẽ trở nên khô hơn và dễ gây ngứa ngáy.
  • Cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da: Khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, gel tẩy tế bào chết,… bệnh nhân nên ưu tiên sản phẩm từng dùng qua hoặc các loại hóa mỹ phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, không gây kích ứng da. Những người có làn da nhạy cảm cần phải đặc biệt cẩn thận. Vì nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp thì sẽ khiến da càng nổi mề đay nhiều hơn và nặng hơn.

4.6 Những thực phẩm cần kiêng kỵ

  • Trong giai đoạn mề đay cấp tính: Bệnh nhân cần giảm ăn đường và muối. Vì đường trong máu tăng cao sẽ gây dị ứng. Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên. Bên cạnh đó, cũng cần kiêng các chất kích thích như rượu, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt,… Trong trường hợp bị phù nề, bệnh nhân hạn chế ăn thực phẩm nhiều nước như súp, canh, uống ít nước. Đồng thời, người bệnh mề đay nên kiêng thực phẩm có nhiều đạm như tôm, cua, cá, gà, bò, đồ hộp, trứng, sữa,… Trẻ em bị mề đay mãn tính nên ăn giảm đường, không ăn lòng trắng trứng, sữa bò đặc,….
  • Thực phẩm giàu đạm: Tôm, cua, thịt bò, cá biển,… là những thực phẩm có hàm lượng đạm cao. Đây là tác nhân gây dị ứng, đặc biệt với những người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, khi bị nổi mề đay, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên sẽ khó tiếp nhận và chuyển hóa các loại thực phẩm này, dễ gây kích ứng.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường và muối: Sẽ gây kích thích hệ thần kinh ngoại biên, khiến các vết mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. khiến vết mẩn ngứa trên da khó lành và làm tăng tỷ lệ tái phát.
  • Thực phẩm cay nóng: Gồm đồ ăn chiên rán, hạt tiêu, ớt,… vì khi tiêu thụ chúng, các cơ quan trong cơ thể phải làm việc nhiều hơn, Gây nóng trong người, tạo cảm giác bứt rứt, khó chịu. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng còn làm khô da, khiến da dễ bong tróc.

Lời Kết

Trên đây là các cách chữa mề đay bằng phương pháp dân gian bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Hy vọng với những cách trên sẽ giúp bạn có thể chữa được căn bệnh da liễu khó chịu này. Cải thiện chất lượng sinh hoạt và giúp bản thân không còn phải tự ti do mề đay gây ra. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here