Ho là một hiện tượng rất bình thường và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu ho trở nên nặng hơn và kéo dài lâu, đó là một dấu hiệu rất xấu, cho thấy tình trạng sức khỏe của em bé đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy cùng TOP 5 REVIEWS tham khảo các cách trị ho cho trẻ em dưới 1 tuổi ngay sau đây nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
1. Quất(Tắc) Hấp Mật Ong – Cách Trị Ho Cho Trẻ Em Có Đờm Hiệu Quả
Quất hấp mật ong là bài thuốc dân gian trị ho được rất nhiều người biết và áp dụng cho trẻ em (bất kể độ tuổi nào). Nhưng sự thật, bài thuốc này chỉ có hiệu quả với trẻ trên 1 tuổi và người lớn. Con bạn mới hơn 3 tháng tuổi, mật ong chính là ‘độc dược’ với bé, bởi mật ong chứa các bào tử của một loại vi khuẩn (còn gọi là clostridium botulinum), tạo ra chất độc trong ruột của bé, có thể dẫn tới ngộ độc mật ong – một hình thức nghiêm trọng của ngộ độc thực phẩm.
Ngoài mật ong nguyên chất, nên tránh mật ong hấp với quất, hoa hồng bạch… như một loại thuốc tự nhiên giảm ho hay long đờm cho bé. Bên cạnh đó, cũng không nên cho bé sử dụng các loại thực phẩm có hương vị mật ong, chẳng hạn bánh pudding, sữa chua, bánh ngọt có chứa mật ong.
Để trị ho cho bé, rất đơn giản, bạn rửa sạch cánh hoa hồng bạch rồi trộn với lượng đường phèn vừa đủ. Sau đó, cho thêm một ít nước lọc, đem hấp cách thủy và lấy nước cho bé uống 3 – 4 lần/ngày, 1 thìa/ lần.
Hoặc bạn chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ, sau đó, trộn với một lượng đường phèn vừa đủ. Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy rồi chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.
Lưu ý: Chị em không nên tùy tiện cho bé dùng kháng sinh khi bị ho, sổ mũi… vì chức năng gan, thận của bé còn non yếu. Khi thuốc được đưa vào cơ thể bé với bất kỳ hình thức nào như: tiêm, uống… đều dễ tích tụ lại và gây ngộ độc thuốc, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, chị em phải hỏi ý kiến bác sĩ Nhi khoa có kinh nghiệm trước khi sử dụng thuốc cho bé.
2. Áp Dụng Các Mẹo Trị Ho
2.1 Sử dụng nước muối loãng
Khi mũi có nhiều chất nhầy hoặc rỉ mũi, bé sẽ bị khó thở và các chất dịch ở mũi có thể tràn xuống đường hô hấp khiến bé bị ho, thở khò khè. Lúc này, nước muối sẽ giúp các chất nhầy trong mũi bé lỏng hơn và dễ dàng lấy ra. Mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch ra khỏi mũi bé, sử dụng nước muối loãng để vệ sinh mũi.
2.2 Bổ sung nước cho trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường là việc người lớn cần làm bất cứ khi nào con của bạn không khỏe. Việc bổ sung nước sẽ làm tăng độ ẩm, giúp mũi trẻ đỡ bị ngạt và giảm khó chịu khi bé ho quá nhiều. Khi ho, bé thường bị đau họng và nước sẽ làm dịu cổ họng của bé.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, các mẹ tăng tần số ăn sữa mỗi ngày khi bé bị ho. Đối với các bé lớn hơn một chút, mẹ có thể cho con uống nước bên cạnh việc ăn sữa.
2.3 Nâng đầu bé cao hơn
Nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy khi đặt nằm hoặc ngủ, con sẽ ho hơn vì ở trạng thái này, các chất dịch nhầy ở mũi dễ dàng đi vào hệ thống hô hấp. Lúc này, mẹ chỉ cần để bé nằm với tư thế đầu cao hơn so với cơ thể thì mọi thứ sẽ được cải thiện rõ rệt. Mẹ chỉ cần để bé gối đầu trên một chiếc gối cao hơn bình thường một chút hoặc bế con sao cho đầu cao hơn người là được.
2.4 Sử dụng máy làm ẩm
Hơi ẩm trong không khí sẽ giúp cổ họng của trẻ đỡ khô và các rỉ mũi mềm ra, giúp bé đỡ ho, thở dễ dàng hơn. Đặc biệt vào mùa đông, không khí rất hanh khô, nên việc đặt một chiếc máy làm ẩm không khí là một việc cần thiết nếu mẹ muốn bé đỡ ho. Tuy nhiên, bạn nên vệ sinh máy làm ẩm thường xuyên để tránh ẩm mốc.
2.5 Giúp bé hạ sốt
Đôi khi, trẻ bị ho và đi kèm với các triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Nếu trẻ dưới 1 tuổi bị sốt khi ho, cách tốt nhất các bậc phụ huynh nên làm là đưa con đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc hạ sốt, cách uống phù hợp để tránh việc uống thuốc quá liều.
2.6 Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt
Trẻ dưới 1 tuổi khi bị ho sẽ bị kho và đau rát họng nên bé sẽ ngại ăn hơn. Vì vậy, các mẹ nên cho con ăn những món ấm, mềm và dễ nuốt. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì thức ăn tốt nhất vẫn là sữa mẹ và sữa bột công thức. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, đã bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên nghiền thức ăn thật nhuyễn hoặc nấu thành súp để bé thưởng thức.
Đây là một vài cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi. Chỉ những việc làm nhỏ hằng ngày cũng giúp “làm dịu” cơn ho của bé. Tuy nhiên, nếu cơn ho tiếp tục kéo dài, không thuyên giảm, các bậc phụ huynh hãy đưa con đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhanh và cách chữa trị.
3. Cách Trị Ho Hiệu Quả Cho Trẻ Em Bằng Chanh
- Các mẹ chuẩn bị lấy 4 trái chanh rồi cắt nhỏ và trộn thêm một muỗng canh gừng lát vào trong một nồi nhỏ, cho thêm một ít nước sôi để cho ngấm đều trong khoảng 10 phút.
- Sau khi đã đủ 10 phút lọc lấy phần nước và pha loãng chất này cùng với một ít nước ấm và trộn thêm một chút mật ong nguyên chất.
- Cho trẻ uống nước chanh nóng khoảng vài lần trong ngày.
- Với những trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, có thể cho thêm đường để bé dễ uống hơn.
- Chanh chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch nhiều lên để giúp chống cảm lạnh và chống cúm.
- Tính chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp làm giảm đi các biểu hiện như đau họng, chảy nước mũi và bị ho.
4. Sử Dụng Lá Hẹ Để Trị Ho Cho Bé Rất Tốt
Thay vì dùng thuốc tây thì nên điều trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi bằng bài thuốc dân gian rất hiệu quả. Vì lá hẹ không chỉ là gia vị phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của mỗi gia đình mà còn là bài thuốc tốt của người dân Việt. Được xem như là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có hiệu quả rất cao có khả năng trị khỏi các triệu chứng như: viêm họng, đau rát họng, hen suyễn, cảm sốt, đái dầm,…ở trẻ em và cả người lớn.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị cho một ít lá hẹ và đường phèn vừa đủ vào nồi rồi đem chưng cách thủy.
- Sau khi cách thủy thì bạn chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày.
- Nếu là người lớn nên ăn cả lá hẹ thì tốt hơn, bạn có thể cho thêm gừng để điều trị chứng cảm lạnh ở trẻ em rất tốt. Cách này được nhiều người áp dụng.
5. Rửa Mũi Bằng Nước Muối Loãng
Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi an toàn nhất là sử dụng nước muối loãng. Với những trường hợp bé ho khan hoặc ho do dị ứng, bố mẹ nên sử dụng các mẹo khác.
Khi mũi bé có nhiều chất nhầy, bé sẽ thấy khó thở. Khi chất dịch tràn xuống đường hô hấp, trẻ sẽ có triệu chứng bị ho, thở khò khè.
Bố mẹ hãy nhỏ nước muối loãng vào mũi của bé, giúp giảm bớt chất nhầy, kháng khuẩn và làm thông thoáng đường thở. Nhờ đó, con yêu sẽ bớt ho, nghẹt mũi và dần dần sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Ngoài ra, các mẹ và bé có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để lấy dịch, rồi sử dụng nước muối loãng để làm sạch khoang mũi của con mình. Đây là cách trị ho cho trẻ em dưới 1 tuổi được nhiều gia đình áp dụng.
Nguồn tham khảo: https://thuochobophebaothanh.vn