Ba kích thường được nam giới nhắc nhiều trong vấn đề giúp tăng khả năng đàn ông. Cụ thể hơn đó là là liều thuốc cứu tinh cho nam giới đang tự ti về bản lĩnh nam giới của mình. Bạn có biết ba kích là gì và có tác dụng như thế nào ? Hãy cùng TOP 5 Reviews tìm hiểu về loài cây này nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Ba kích là gì ?
Ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis, ngoài ra còn được gọi với tên ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà. Ba kích thuộc loại cây dây leo sống nhiều năm, thân mảnh có lông mịn. Lá đơn nguyên mọc đối chữ thập, tạo thành các lóng thân dài từ 5–10 cm. Phiến lá hình bầu dục thuôn ngược, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tim hoặc tròn, phiến lá lúc non màu xanh, già màu trắng mốc và khi khô có màu nâu tím. Mặt dưới phiến lá đếm có 8-9 cập gân thứ cấp. Hoa trắng sau chuyển vàng. Quả kép phủ lông, có màu đỏ khi chín. Rễ cây phình to.
2. Các loại ba kích
Trong tự nhiên ba kích có hai loại ba kích đó là Ba kích tím và ba kích trắng. Ba kích tím và ba kích trắng nhìn bề ngoài không khác nhau là mấy, cụ thể như sau:
Ba kích tím
Đây là loại được dùng phổ biến từ xưa do rất tốt cho sức khỏe. Không phải ba kích tím là củ có màu tím: Chúng ta nên biết rằng, cái tên ba kích tím và ba kích trắng là do: Khi ngâm với riệu, loại ba kích nào làm màu riệu chuyển thành màu tím thì gọi là ba kích tím.
Ba kích trắng
Loại này ít dùng, do tác dụng không tốt bằng ba kích tím. Cách phân biệt: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím. Khi ngâm riệu: riệu không chuyển màu tím ( Đặc điểm quan trọng để phân biệt với ba kích tím)
3. Ưu nhược điểm của ba kích tươi và khô
Do mỗi người có những hiểu biết khác nhau và cách sử dụng khác nhau nên cần hiểu rõ về ba kích tươi và ba kích khô.
Ba kích tươi
Ưu điểm
Chất lượng đảm bảo vì mới thu hoạch, hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản, thành phần dược liệu cao nhất, khi ngâm riệu sẽ cho hương vị đặc trưng của ba kích, màu sắc rất tự nhiên.
Nhược điểm
Khi vận chuyển sẽ bị hạn chế về trọng lượng, vận chuyển trong thời gian lâu dễ bị hư hỏng, thành phần dược liệu có khả năng bị thay đổi.
Ba kích khô
Ưu điểm
Việc vận chuyển rất dễ dàng, có thể vận chuyển với khối lượng rất lớn, nguồn cung rất nhiều.
Nhược điểm
- Nhiều khả năng được tẩm những hóa chất độc hại nhằm bảo quản tránh nấm mốc.
- Hàng Trung Quốc nhái thương hiệu Việt Nam chiếm trên 85%.
- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khó được kiểm soát, tính dược liệu bị mất đi nhiều.
- Hương vị đặc trưng của ba kích mất đi khá nhiều, màu sắc không tươi và đẹp.
- Hàng tồn kho còn lại.
* Lưu ý: Khi sử dụng ba kích khô cần phải mua tại những địa chỉ buôn bán cực kỳ uy tín, nếu có điều kiện thì giám sát trực tiếp. Tối kỵ việc sử dụng ba kích khô đã bị mốc vì đây là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý và ngộ độc cơ thể.
3. Công dụng của ba kích
Theo Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của cây ba kích bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khử phong thấp,… Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp. Có rất nhiều cách sử dụng loại ba kích, thông thường người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Tuy nhiên phương thức được sử dụng nhiều nhất là ngâm riệu.
Trong Đông y, ba kích còn là cây thuốc nam trị yếu sinh lý hiệu quả, tính ấm, vị hơi cay. Nó có tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Các lương y xưa thường dùng riệu ba kích thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, lưng gối mỏi đau, gân cốt yếu mềm.
Công dụng của các bài thuốc từ cây ba kích:
- Hỗ trợ và điều trị gân cốt, xương khớp yếu, lưng và đầu gối đau buốt.
- Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh.
- Thận hư, dương uý, di tinh
- Hỗ trợ và điều trị suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao.
- Trị bụng đau, tiểu không tự chủ.
- Hỗ trợ và điều trị thận hư.
- Hỗ trợ điều trị huyết áp cao.
- Trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần
4. Có nên sử dụng riệu kích không ?
Trong Dược học cổ truyền, nguyên liệu ba kích được xếp vào nhóm thuốc bổ dương, có vị cay ngọt, tính ấm, có công năng chủ trị bổ thận dương, mạnh gân cốt, thận dương suy nhược dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm… Do đó, nhiều người truyền tai nhau về tác dụng riệu ba kích trong việc tăng cường bản lĩnh đàn ông.
Tuy nhiên, riệu ba kích có thể phản tác dụng nếu người dùng không biết cách ngâm riệu ba kích đúng. Sai lầm phổ biến nhất khi ngâm riệu từ cây ba kích là ngâm cả lõi độc. Bên cạnh đó, người dùng thường mua nhầm phải riệu ba kích trôi nổi, có bỏ thêm các loại thuốc kích dục. Điều này khiến người dùng lâm vào những tình cảnh “dở khóc dở cười”.
Đặc biệt, ba kích chỉ là vị thuốc bổ trợ chứ không có tác dụng điều trị hoàn toàn và triệt để. Nếu muốn dùng ba kích để cường dương phải được bốc kèm với một số vị như dâm dương hoắc, đỗ trọng…
Lời Kết
Tác dụng của ba kích không thể chối cãi, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dử dụng được. Những đối tượng dưới đây khi sử dụng nên lưu ý, hoặc có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Lõi của củ ba kích cần làm sạch trước khi sử dụng, bởi lõi của ba kích là nguyên nhân gây kích thích tim mạch, gây chóng mặt, buồn nôn.
Những người bị viêm đường tiết niệu, đi tiểu đau buốt không nên sử dụng. Những người bị nóng trong, táo bón không nên sử dụng ba kích. Nam giới đang bị chậm xuất tinh, khi quan hệ khó xuất tinh thì tuyệt đối không nên sử dụng ba kích hằng ngày bởi nếu dùng ba kích bệnh tình sẽ càng nặng hơn.
Đối với sinh hoạt phòng the, công dụng cây ba kích là vô cùng to lớn. Tuy nhiên hãy biết cách sử dụng chúng đúng liều lượng để có được hiệu quả tốt nhất, không nên sử dụng bừa bãi cũng như nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng bất cứ 1 loại dược liệu nào đó