Bệnh sán chó là gì ? Nguyên nhân và cách xử lý khi bị sán chó

0
2287
Bệnh sán chó

Bệnh sán chó ở người rất dễ mắc phải trong cuộc sống, nhưng thường ở mức độ nhẹ do bị tiêu diệt trong các lần sổ giun, sán. Nhưng có các trường hợp bị nặng hơn thì cần phải điều trị bằng thuốc chuyên biệt. Hãy cùng TOP 5 Reviews tìm hiểu về bệnh sán cho ở người và cách điều trị căn bệnh này nhé.

1. Bệnh sán chó là gì ?

Bệnh sán chó còn gọi là bệnh nang sán chó , bệnh kén sán chó, hay bệnh sán dây chó. Là loại bệnh ở người được hình thành do một loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis. Bệnh sán chó thường gặp ở trẻ từ 3 – 10 tuổi và ít gây bệnh ở người lớn.

sán chó

2. Nguyên nhân mắc bệnh sán chó

Nguyên nhân bệnh sán chó thường gặp nhất là do tiếp xúc với nguồn đất hoặc nước bị nhiễm ấu trùng giun từ phân chó, mèo.

Yếu tố nguy cơ phổ biến khác khiến bạn mắc bệnh sán chó là không tẩy giun định kỳ cho thú cưng (chó, mèo). Vật nuôi bị nhiễm giun sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn và người thân mắc phải bệnh sán chó khi thường xuyên tiếp xúc với chúng.

Trong việc ăn uống thường ngày, nếu các nguyên liệu chế biến thức ăn như rau xanh, thịt động vật không được rửa kỹ hoặc nấu chín thì người ăn phải những thực phẩm này cũng có khả năng bị nhiễm giun, sán.

3. Biểu hiện (triệu chứng) khi mắc bệnh sán chó

Triệu chứng bệnh sán chó thường khiến người bệnh lầm tưởng với các bệnh lý hoặc những vấn đề khác về da liễu. Hơn nữa, khi giun, sán ký sinh vào những vùng cơ thể khác nhau sẽ gây ra những dấu hiệu không giống nhau. Làm sao nhận biết chính xác dấu hiệu bị sán chó để can thiệp y tế kịp thời.

Biểu hiện (triệu chứng) khi mắc bệnh sán chó

10 triệu chứng bệnh sán chó dễ nhận biết

  • Sút cân bất thường
  • Biểu hiện của bệnh sán chó: táo bón không rõ nguyên nhân
  • Dấu hiệu bệnh sán chó: thường xuyên bị trướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy
  • Triệu chứng bệnh sán chó: thường xuyên có cảm giác ăn không no hoặc không ăn nhưng cũng không thấy đói
  • Biểu hiện của bệnh sán chó: mệt mỏi, uể oải, hay chóng mặt
  • Dấu hiệu bệnh sán chó: trong phân có “dị vật”
  • Bệnh sán chó khiến màu mắt và da nhợt nhạt hơn bình thường dù không bị ốm
  • Triệu chứng bệnh sán chó: đau bụng kèm buồn nôn và nôn
  • Biểu hiện bệnh sán chó: ngứa da và kích ứng
  • Bệnh sán chó khiến người bệnh khó ngủ hoặc tâm trạng thất thường

4. Bệnh sán chó có lây, có nguy hiểm không ?

Thực tế, bệnh sán chó là một bệnh có thể lây từ chó sang người. Sau khi sán đẻ trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường phát tán vào đất, bụi, rau…Khi tiếp xúc với chó mèo không vệ sinh cơ thể sạch sẽ hoặc ăn rau sống chưa được rửa sạch dễ nuốt trứng sán vào miệng.Sau khi nuốt trứng, các ấu trùng giun được phóng thích, xuyên qua thành ruột và di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh theo đường máu. Các ấu trùng sống sót sẽ gây bệnh và bị phản ứng viêm của cơ thể người tiêu diệt.

Bệnh sán chó có lây, có nguy hiểm không

Bệnh sán chó tuy không lây nhiễm từ người sang người nhưng nguy cơ mắc sán chó là rất cao. Không chỉ vậy, trong cơ thể người, ấu trùng sán chó có thể di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, mắt, não để gây bệnh. Nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Tổn thương ở mắt: Thường gặp ở trẻ từ 5 – 10 tuổi với các triệu chứng giảm thị lực một bên mắt. Nếu không điều trị có thể gây lé hoặc mù lòa.

– Tổn thương nội tạng: Hoại tử gan, gan to, lách to, viêm cơ tim, viêm thận.

– Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Gây ra các triệu chứng co giật, tâm thần, thậm chí có thể tử vong nếu di chuyển đến não.

5. Cách phòng ngừa nhiễm sán chó

Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải được lau dọn sạch sẽ, ăn chín, uống sôi, nếu ăn rau sống phải rửa sạch và rửa dưới vòi nước đang chảy.

Nên tắm cho chó, mèo thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun theo định kỳ. Thu gom và xử lý phân chó như phân người, không để chó ỉa bậy ở khắp nơi.

Cách phòng ngừa nhiễm sán chó

6. Cách điều trị khi bị bệnh sán chó

Trị bệnh sán chó ở người là tác động trực tiếp vào ấu trùng bên trong cơ thể vì quá trình nhiễm bệnh cho người, ấu trùng sán chó trải qua nhiều giai đoạn và trú ngụ ở các vị trí khác nhau trong cơ thể. Nếu xâm nhập vào máu chúng sẽ phóng thích độc tố và gây ngứa kéo dài. Do đó cần phải sử dụng thuốc trị sán chó để cải thiện tình trạng mẩn ngứa.

Xét nghiệm máu là phương pháp hiện đại được sử dụng để kiểm tra bệnh sán chó. Thời gian trả kết quả sau 3 đến 5 giờ làm việc. Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ kê toa về nhà điều trị và hại ngày tái khám kiểm tra lại. Những trường hợp bị sán chó kèm theo mẩn ngứa da, cần chữa trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng thay vì dùng thuốc dị ứng kéo dài để cải thiện tình trạng ngứa, nâng có sức khỏe người bệnh, không để tình bệnh ngứa tiếp tục tái phát.

Cách điều trị khi bị bệnh sán chó

Những người khỏe mạnh, không có triệu chứng cũng nên xét nghiệm sán chó Toxocara định kỳ một năm một lần và nên làm xét nghiệm miễn dịch ELISA OD giảm thiểu dương tính giả, phản ứng chéo gây ra bởi các bệnh lý khác như bệnh giun đũa Ascaris, bệnh giun lươn Strongyloides,…

7. Lưu ý

Quá trình trị sán chó thì có thuốc hết trước, có thuốc hết sau. Người bệnh không nên mua thêm bất cứ loại thuốc nào để tăng thêm số lượng thuốc trong toa. Sử dụng thuốc đúng và đủ liệu trình ghi trong toa. Nên tái khám đúng hẹn và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here