Bệnh gout là gì ? Nên ăn gì và uống thuốc nào để giảm bệnh

0
2222

Gout – căn bệnh viêm khớp đang rất phổ biến và dễ bắt gặp nhất hiện nay ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Theo các số liệu thống kê từ các tổ chức y tế, hiện nay có đến 95% nam giới ở độ tuổi trung niên đều mắc phải căn bệnh này.

Tuy nhiên, không chỉ có ở nam giới mà những người bị béo phì hay phụ nữ sau thời thì mãn kinh cũng dễ mắc bệnh gout. Bệnh gout nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng đau đớn có thể dẫn đến bị liệt, tàn phế. Vậy bệnh gout là gì? Tại sao lai đáng lo ngại đến vậy và đâu là giarp pháp phòng tránh và chữa trị căn bệnh gout? Hãy tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau đây nhé.

1. Bệnh gout là gì ?

Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

Bệnh gout là gì

Những biểu hiện của bệnh Gout:

  • Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.
  • Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.
  • Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.
  • Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lit.

2. Nguyên nhân mắc bệnh gout

Nguyên nhân gây ra bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Acid uric là nhân purin có trong DNA và RNA bị phân hủy sinh lý. Sau khi hình thành, acid đi vào máu rồi đến thận sẽ được lọc bỏ, đào thải ra khỏi cơ thể. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao, thận không kịp lọc để đào thải dẫn đến acid tích tụ thành tinh thể urat trong các mô, nhất là trong các khớp xương. Tích lũy càng nhiều càng khiến các khớp xương viêm nhiễm, đau nhức khó chịu, từ đó gây lên bệnh gút.

Ngoài ra, còn có thể do di truyền hoặc do tác động của môi trường đến cơ thể làm tăng lượng acid uric tăng và hông được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể.

Nguyên nhân mắc bệnh gout

Những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh gút:

  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, các động thực vật chứa nhiều purin như hải sản, nấm, trứng, nội tạng động vật.
  • Mắc các bệnh lý về thận (viêm cầu thận, suy thận,…) làm giảm chức năng đào thải của thận khiến cơ thể tích tụ acid uric ngày càng tăng. Ngoài ra còn mắc bệnh lý về tim mạch như bạch cầu cấp, huyết áp cao, tim bẩm sinh,…
  • Sử dụng chất kích thích và uống bia rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh gút.
  • Sử dụng một số thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong máu như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế tế bào dùng trong điều trị các bệnh ung thư, thuốc điều trị cao huyết áp,
  • Trong gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh gút.
  • Thừa cân, mắc bệnh béo phì.

3. Bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì ?

Bạn có biết một số loại thực phẩm có chứa nhiều purine có thể gây ra các cơn gout bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Đối với những người khỏe mạnh, những thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.

Để phòng ngừa các cơn gout, bạn chỉ cần hạn chế những thực phẩm nhiều purine và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

3.1 Bệnh gout không nên ăn gì ?

Bệnh gout không nên ăn gì

Purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng:

  • Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim,… .
  • Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai.
  • Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết,… .
  • Hải sản: sò điệp, cua, tôm,… .
  • Đồ uống có đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt,… .
  • Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose,… .
  • Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

3.2 Bệnh gout nên ăn gì ?

Bệnh gout nên ăn gì

Nên ăn các loại thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, rau quả, các loại hạt… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng.

Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

Một điều quan trọng nhất là nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Tuy nhiên, không uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một yếu tố nữa là, hoạt động của gan lại chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Vì vậy bệnh nhân gút cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.

4. Bệnh gout uống thuốc gì ?

Bệnh gout uống thuốc gì

Uống thuốc chữa bệnh gút giúp kiểm soát cơn đau, giảm số lần tái phát và hỗ trợ ngăn ngừa diễn tiến nặng của bệnh. Dưới đây là các loại thuốc đang được các bác sĩ kê đơn cho người bị gút sử dụng, bạn có thể tham khảo:

4.1 Nhóm thuốc kiểm soát cơn đau

Mỗi khi gút tái phát, người bệnh phải chịu cơn đau dữ dội trong nhiều giờ đồng hồ (sau đó sẽ giảm dần). Vậy nên, điều quan trọng trước tiên là phải giảm đau cho người bị gút bằng 3 loại thuốc sau:

  • Thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid NSAIDs.
  • Thuốc Colchicine, thường được kê đơn kết hợp với NSAIDs để tăng hiệu quả.
  • Thuốc Corticosteroid dành cho người chống chỉ định với thuốc chống viêm NSAIDs.

4.2 Nhóm thuốc hạ Acid Uric

Sự gia tăng quá mức acid uric bên trong cơ thể chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút. Vì vậy, bên cạnh việc cắt cơn đau tức thì cho người bệnh, bác sĩ sẽ chú trọng vào đơn thuốc hạ nồng độ acid uric cho bệnh nhân như:

  • Probenecid giúp giảm hấp thu acid uric ở thận, phù hợp với người bị giảm chức năng thanh lọc ở thận.
  • Allopurinol hỗ trợ ngăn chặn sản xuất acid uric quá mức, cân đối tổng hợp và đào thải acid uric.
  • Febuxostat ức chế xanthine oxidase – một loại men đóng vai trò xúc tác cho quá trình tạo thành acid uric.
  • Pegloticase có tác dụng làm tăng mức độ hòa tan của acid uric giúp cơ thể dễ đào thải ra ngoài hơn

Đây là 2 nhóm thuốc được sử dụng lâu dài cho người bệnh gút. Tùy thuộc vào mức độ đau và tình trạng sức khỏe mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Thuốc trị gout đều là thuốc kê đơn, nên cần được chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua và sử dụng nếu chưa được thăm khám, chẩn đoán và kê đơn rõ ràng.

4.3 Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh gút

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh tác dụng phụ cũng như tương tác với các loại thuốc đang dùng, trước và trong khi uống thuốc trị bệnh gút cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Thông báo cho bác sĩ loại thuốc mà mình đang sử dụng (nếu có).
  • Không nên sử dụng thuốc thuộc nhóm hạ nồng độ acid uric khi cơn đau cấp tính bùng phát. Tuy nhiên, nếu đang trong quá trình dùng thuốc hạ acid uric, khi cơn đau tái phát vẫn phải tiếp tục dùng các loại thuốc này.
  • Tăng cường uống nhiều nước khoáng để tránh hiện tượng kết tủa thành sỏi thận khi dùng thuốc trị gút, đặc biệt là thuốc Probenecid.
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận và máu định kỳ trong quá trình uống thuốc chữa gút.
  • Người mắc bệnh sỏi thận hoặc bệnh tim cần cung cấp cho bác sĩ hồ sơ bệnh án để được kê đơn thuốc phù hợp.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và liệu trình thuốc như bác sĩ đã chỉ định.
  • Tuyệt đối không uống rượu bia khi đang dùng bất kỳ loại thuốc trị gút nào.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều purin.

Lời kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh gout cũng như các giải pháp phòng tránh bệnh gout và cách chữa trị. Hy vọng với những thông tin mà TOP 5 Reviews chia sẽ hữu ích góp phần cải thiện được tình trạng bệnh đang gặp phải hoặc phòng tránh hiệu quả bệnh gout cho bạn và gia đình mình.

Hãy sử dụng những thông tin này với hình thức tham khảo để bạn có thêm kiến thức về loại bệnh này. Việc chuẩn đoán và điều trị bệnh nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia để được an toàn và hiệu hơn. Không nên tự ý điều trị bệnh khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here