Gà hay còn được gọi là Kê (tiếng Hán-Việt) hoặc gà nhà có nguồn gốc hoang dã là một loài chim. Qua quá trình phát triển của loài người thì loại chim này đã được con người thuần hoá cách đây hàng nghìn năm và trở thành một loại gia cầm nuôi lấy thực phẩm.
Canh gà chỉ là một trong vô số món ăn có thể chế biến từ gà. Các loại canh gà thường có giá trị dinh dưỡng cao và bồi bổ sức khỏe rất tốt cho người bệnh. Canh gà thường được nấu bởi thịt gà và các loại thảo dược đông y hoặc một số loại rau củ quả khác.
Trong bài viết này TOP 5 Reviews sẽ chia sẻ 12 cách nấu canh gà phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào từng trường hợp mà mỗi người sẽ có lựa chọn cách nấu món canh ngon cho riêng mình.
NỘI DUNG CHÍNH
1. CANH GÀ ĐẲNG SÂM
Chuẩn bị:
- Đảng sâm: 25g
- Hoàng kỳ: 25g
- Thịt gà: 700g
- Lượng vừa rượu gạo và muối
- Bí đao: 700g
Chế biến:
Rửa sạch thịt gà chặt miếng, chần qua nước sôi chò dùng. Rửa sạch bí đao gọt vỏ thái miếng; rửa sạch đảng sâm, hoàng kỳ, ngâm nưốc 30 phút (nước ngâm giữ lại chò dùng). Cho thịt gà vào nồi đất, cho đảng sâm, hoàng kỳ và nưốc ngâm vào, thêm nưóc ngập thịt gà là vừa. Sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển lửa nhỏ nấu 20 phút, cho tiếp bí đao nấu 10 phút, đợi bí đao chín nêm muối là được.
Công dụng:
Bí đao dinh dưõng phong phú, từ xưa đã là món ăn tư bổ trị liệu, nó có công hiệu lợi tiểu tiêu sưng, thanh nhiệt hoá đàm. Đảng sâm là Đông dược thường dùng tính bình, vị ngọt, có công năng bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phê dùng vào chứng tỳ phế hư nhược, đoản hơi, tim đập nhanh, ăn ít, đại tiện loãng, hư suyễn ho, nội nhiệt tiêu khát. Hoàng kỳ vị ngọt tính hơi ôn, thích hỢp với chứng biểu hư, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, khí hư tiết tả, mụn nhọt không vỡ hoặc vỡ không liền lại và tất cả chứng nguyên khí bất túc. Trẻ nhỏ dùng rất tốt.
2. CANH GÀ BÍ ĐAO
Chuẩn bị:
- Bí đao cả vỏ: 500g
- Gà: 1/2 con
- Thịt lợn nạc: lOOg
- Nấm hương: 5 cái
- Táo đỏ: 8 quả
- Sinh khương: 1 miếng
- Lượng vừa muối
Chê biến:
Thịt gà bỏ da rửa sạch, thịt lợn nạc rửa sạch nhúng qua nước sôi, nấm hương bỏ cuông, ngâm nước 3 giờ hoặc 1 đêm (giữ nước ngâm nấm hương), táo đỏ bỏ hạt chò dùng. Bí đao cả vỏ cả hạt rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi, dùng 12 bát nước cùng nước ngâm nấm nấu sôi, cho các nguyên liệu khác vào, dùng lửa to nấu 10 phút, chuyển lửa nhỏ hầm 30 phút.
Công dụng:
Bí đao vị ngọt tính hơi hàn, không độc, có thể trừ chương nước bụng dưối, lợi tiểu khứ thấp, ích khí, có tác dụng kiện tỳ ích thuỷ rõ rệt. Thường xuyên ăn bí đao, có thể loại trừ thuỷ phần dư thừa trong cơ thể, từ đó đạt được mục đích giảm béo. Nấm hương có thể giảm mõ trong máu và giảm cholesterol. Thêm thịt gà, thịt lợn nạc, táo đỏ có công hiệu bổ ích, làm cho món canh này có công hiệu giảm béo, bổ thận, giúp sắc mặt thêm hồng nhuận. Rất thích hợp vối người béo phì thiếu máu, phù nề, đàm nhiều, sắc mặt nhợt nhạt, trẻ em béo phì có thể thường xuyên uống.
3. CANH THỊT GÀ BÍ ĐAO
Chuẩn bị:
- Thịt ức gà: 250g
- Đảng sâm, hoàng kỳ mỗi vị: 4g
- Bí đao: 250g
- Nước: 1000ml
- Lượng vừa muối ăn, rượu, mì chính
Chế biến:
Trước hết rửa sạch thịt gà thái thành sợi nhỏ, cùng với hoàng kỳ, đảng sâm cho vào nồi đất, cho nước. Dùng lửa nhỏ hầm chín được 8 phần, lại cho bí đao đã thái vào, nấu một lúc nêm muối, một ít rượu, đợi bí đao chín, nêm mì chính là được.
Công dụng:
Đảng sâm, hoàng kỳ đều có thể bổ trung ích khí, lợi thuỷ tiêu sưng, phối hợp vối thịt gà, bí đao nấu canh, có công hiệu kiện tỳ bổ khí, nhẹ thân giảm béo.
4. CANH GÀ GIÀ NẤU BẮC KỲ TÁO ĐỎ
Chuẩn bị:
- Bắc kỳ: 30g
- Nhãn nhục: 30g
- Trần bì: 2 miếng
- Táo đỏ: 10 quả
- Gà mái già: 1 con
Chê biến:
Trước hết thịt gà mái già, vặt lông, bỏ nội tạng, rửa sạch. Rửa sạch long nhãn, bắc kỳ, táo đỏ (bỏ hạt), trần bì (ngâm kỹ). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi nước đã nấu sôi, tiếp tục dùng lửa vừa nấu khoảng 3 giờ, nêm vừa muối là được.
Công dụng:
Bắc kỳ là một trong những vị thuốc Đông dược bổ khí, có tác dụng bổ tỳ ích khí, thăng dương. Long nhãn nhục có tác dụng bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Trần bì có tác dụng kiện tỳ táo thấp hoá đàm. Táo đỏ có tác dụng bổ huyết dưỡng tâm an thần. Lại thêm gà mái già có tác dụng ích khí dưỡng huyết, kiện vị khứ phong. Tất cả nấu thành canh án trị liệu bổ khí bổ huyết, dưỡng tâm an thần. Canh này có thể bổ huyết khí, cường tráng thân thể, an tâm thần, ích trí lực, rất tốt cho trẻ nhỏ.
5. CANH THỊT GÀ LONG NHÃN PHỤC SINH
Chuẩn bị:
- Long nhãn: 20g
- Phục linh: 20g
- Câu kỷ tử: 20g
- Hạt sen: 20g
- Thịt gà: 400g
- Lượng vừa muối, mì chính, hành, gừng,
Ché biến:
Nấu phục linh 2 lần, lọc bỏ bã lấy nước; rửa sạch long nhãn. Câu kỷ tử, dùng nưóc ấm ngâm; ngâm nở hạt sen chưng chín. Rửa sạch thịt gà, cho vào nồi đất, cho nước phục linh, hạt sen, long nhãn, câu kỷ tử, muối, mì chính, hành, gừng vào cùng nấu, đợi sau khi thịt chín nhừ là có thể uống canh ăn thịt.
Công dụng:
Long nhãn có công hiệu bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần, là vị thuốc tư bổ ích trí quan trọng. Phục linh kiện tỳ lợi thấp, ích trí an thần, được người xưa gọi là “thượng phẩm tiên dược”. Hạt sen có công hiệu bổ trung dưỡng thần, ích khí lực, trừ bách bệnh, uống lâu nhẹ thân. Câu kỷ tử cũng là thuốc kháng suy thường dùng, hơn nữa có thể kéo dài tuổi thọ. Bốn vị thuốc trên đều có tác dụng tư bổ ích trí, phối hợp với thịt gà ôn trung, ích khí, bổ tuỷ, sinh tinh, là món ăn tốt ích trí tăng lực cho học sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- 【TOP 6】 Cách Nấu Món Canh Cá Chép Ngon, Bổ Dưỡng Cho Bà Bầu Và Mọi Người
- 【TOP 10】Cách Nấu Canh Trứng Gà Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Và Chữa Một Số Bệnh Thường Gặp
- 【TOP 5】Món Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Ăn Ngon Và Nhanh Tăng Cân
6. CANH GÀ ĐEN ĐỊA HOÀNG
Chuẩn bị:
- Gà mái đen: 750g
- Sinh địa hoàng, đường mạch nha mỗi vị: 100g
Chế biến:
Làm thịt gà, bỏ lông, nội tạng, rửa sạch chồ dùng. Rửa sạch sinh địa hoàng, thái miếng dài, cho đường mạch nha vào trộn đều, cho vào bụng gà. Đặt ngửa bụng gà vào tô sứ to, cho vào nồi nước chưng cách thuỷ chín là được. Àn thịt uống canh.
Công dụng:
Canh này có thể điều tinh thêm tuỷ, bổ tạng ích trí rất thích hỢp với ngưòi dùng não quá độ, não tuỷ bất túc. Triệu chứng người cảm thấy đầu choáng tai ù, trí nhố giảm, đau lưng mỏi gối, thần kinh mệt mỏi đoản hơi thường xuyên ăn canh này có thể có được công hiệu bô não ích trí kiện thân. Cảm mạo sốt hoặc thấp nhiệt sinh ra ăn ít, chướng bụng, đại tiện loãng đều không nên dùng canh này.
7. CANH GÀ ĐEN NẤU BÓNG CÁ
Chuẩn bị:
- Bóng cá: 100g
- Gà đen: 1/2 con
- Sinh khương: 2 miếng
- Dao trụ: 12g
- Ốc: 50g
Chế biến:
Làm sạch các loại nguyên liệu, cho vào nồi nưốc nấu 2 giờ là được.
Công dụng:
Là món canh tư bổ, ích khí bổ huyết, cường thân kiện thể, thích hỢp vối cả nhà cùng ăn.
8. CANH MƯỚP GÀ ĐEN
Chuẩn bị:
- Mướp: 1 quả
- Gà đen: 1/2 con
- Gừng: 1 miếng
Chế biến:
Trước hết làm thịt gà đen rửa sạch, mướp gọt vỏ cứng. Sau đó cho gà và gừng vào nồi nước nấu nửa giờ, cuối cùng cho mưốp đã thái miếng nhỏ vào, nấu sôi 15 phút, nêm gia vị là đưỢc.
Công dụng:
Có công hiệu bổ huyết ích tỳ, dưỡng nhan, nhuận da, thích hỢp với cả nhà già trẻ đều ăn tốt.
9. CANH GÀ ĐEN ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Chuẩn bị:
- Đông trùng hạ thảo: 10g
- Bóng cá: 50g
- Gà đen: 1 /2 con
- Sinh khương: 2 miếng
- Táo đỏ bỏ hạt: 2 quả
Chế biến:
Làm thịt gà đen bỏ lông, nội tạng rửa sạch, chặt miếng to; bóng cá nâm nước nở; rửa sạch đông trùng hạ thảo. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi hầm, cho nưốc sôi vào, hầm khoảng 3 giờ, cho vào ít muối và rượu là được.
Công dụng:
Bổ khí dưỡng huyết, điều tinh bổ thận, canh này giúp ích nhiều cho người sau khi bệnh cơ thể hư nhược hoặc ho lâu khí hư. Trẻ nhỏ cũng ăn được.
10. CANH TAM NẤM NẤU GÀ
Chuẩn bị:
- Nấm đầu khỉ: 2 cái
- Nấm hương: 5 cái
- Nấm cây chè: 25g
- Gà: 1/2 con
- Táo đỏ: 4 quả
- Sinh khương: 1 miếng
Chế biến:
Làm sạch thịt gà, chặt miếng to; rửa sạch các loại nấm, nấm đầu khỉ ngâm vào nưốc cho nở. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi đất, cho nưốc, nấu 3 giờ là được.
Công dụng:
Canh này có thể kiện tỳ ích vị, ích khí dưdng huyết, thích hỢp với trẻ uống, cũng rất tốt cho người bệnh bạch huyết thuộc khí huyết lưỡng hư.
11. CANH GÀ ĐEN ĐƯƠNG QUY
Chuẩn bị:
- Hoàng hoa: 30g
- Đương quy: 200g
- Táo đỏ (bỏ hạt): 2 quả
- Gà đen: 1 /2 con
- Gừng: 2 miếng
- Một ít muối.
Chê biến:
Gà đen bỏ lông, bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt miếng. Cho thịt gà miếng vào nồi nước sôi chần qua, vớt ra chờ dùng. Rửa sạch toàn bô nguyên liệu, cho vào nồi nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 3 giò, nêm gia vị là được.
Công dụng:
Đương quy là thuốc chủ yếu trong các vị thuốc bổ có thể tăng tuần hoàn huyết dịch, sản sinh máu mối, đốì với tất cả chứng khí huyết suy nhược rất có hiệu quả. Hoàng hoa có công năng ích nguyên khí, bổ hư tráng tỳ, phối hỢp vối thịt gà đen càng có hiệu quả cao, là nưốc canh tư bổ thích hỢp nhất vối người hư không thu nhận bổ dùng. Canh này đối vói học sinh cơ thể yếu, dễ sinh bệnh uống có thể dưõng huyết dưỡng âm, kiện tỳ bổ hư, là nước canh tiến bổ lý tưởng.
12. CANH GÀ ĐEN ĐỊA HOÀNG 2
Chuẩn bị:
Sinh địa hoàng: 250g
Đường trắng: 250g
Gà đen: 1 con
Chế biến:
Làm thịt gà bỏ lông, nội tạng, rửa sạch. Rửa sạch sinh địa hoàng, thái miếng dài 2cm rộng 0,5cm, cho đường trắng vào trộn đều cho vào bụng gà, khâu lại. Cho gà vào tô to, sau đó cho vào nồi hấp cách thuỷ, chín là đưỢc. Khi ăn nêm muối, dấm, ăn thịt uống canh.
Công dụng:
Canh này bổ tuỷ dưỡng huyết. Thích hỢp với chứng cốt tuỷ hư tổn, đau mỏi lưng gối, không thể đứng lâu, đoản hơi mất sức, ra mồ hôi trộm và huyết hư.
Hi vọng với 12 cách nấu canh gà mà TOP 5 Reviews chia sẻ sẽ giúp được chị em phụ nữ có thêm bí quyết mới cho bữa cơm gia đình. Góp phần làm phong phú thêm các món ăn trong sổ tay ẩm thực của các bà nội trợ.